Khuyễn nghị mua cổ phiếu MBB giá muc tiêu 28.100.000 đ- 20/03/2024

Ngân hàng TMCP quân đội – MBB duy trì mức tăng trưởng cao trong năm 2023 khi kiểm soát tốt các cấu phần chi phí: CIR giảm 100bps YoY, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 24.4% YoY. Nhờ đó, LNTT của MBB đạt 26,306 tỷ đồng – tăng trưởng 15.7% YoY, đã hoàn thành 101% kế hoạch năm.

Cập nhật tiến độ nhận chuyển giao ngân hàng Oceanbank, MBB cho biết ngân hàng đã hoàn tất thủ tục trình Chính phủ, kỳ vọng sẽ hoàn tất chuyển giao trong quý 2/2024. Việc tiếp nhận Oceanbank sẽ tiếp tục giúp MBB có lợi thế về hạn mức tín dụng được cấp (28% trong năm 2023 – cao thứ 2 toàn ngành). KBSV kỳ vọng tăng trưởng tín dụng năm 2024 của MBB sẽ nằm trong khoảng 20-25% dựa trên cơ sở nền kinh tế sẽ hồi phục rõ ràng hơn trong 2H2023 và MBB hiện đang sở hữu tệp KHDN lớn, tập trung ở những ngành nghề chủ chốt của nền kinh tế.

Giai đoạn khó khăn nhất của ngành đã tạm thời đi qua, do đó chất lượng tài sản sẽ được cải thiện trong thời gian tới. Với MBB, ngân hàng đặt mục tiêu sẽ kiểm soát NPL (trước CIC) dưới 1.5% trong năm 2014.Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng việc giảm trích lập, tăng cường xử lý nợ xấu để đổi lại tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2023 sẽ tạo áp lực lên chi phí tín dụng trong năm 2024.

Chúng tôi nâng giá mục tiêu từ 25,000 VNĐ/CP lên mức 28,100 VNĐ/CP. Khuyến nghị
MUA với tiềm năng tăng giá 20% so với giá đóng của ngày 19/03/2023

 

mbb-khuyen26-3

Triển vọng từ doanh thu sẽ mang lại lợi nhuận cao – cổ phiếu VHM 19/03/2024 – KBSV

Doanh thu Quý 4/2023 của Vinhomes đạt 8.7 nghìn tỷ VND (-72%YoY), lợi nhuận sau thuế đạt 826 tỷ VND (-91%YoY). Lũy kế cả năm 2023, doanh thu của VHM đạt 103.6 nghìn tỷ VND (+66%YoY), nếu tính cả các giao dịch bán buôn và dự án BCC, doanh thu cả năm đạt 121.4 nghìn tỷ VND (+49%YoY) chủ yếu nhờ bàn giao tại dự án Ocean Park 2 và Ocean Park 3. LNST đạt 33.4 nghìn tỷ VND (+16%YoY). Kết quả này vượt 21% và 12% kế hoạch doanh thu và LNST cả năm 2023

Trong quý 4/2023, Vinhomes đã bán được 19,700 sản phẩm (+535%QoQ), trong đó giao dịch bán buôn một dự án tại Tp. HCM chiếm 74% (~14,500 căn). Tổng giá trị hợp đồng đã bán trong quý đạt 30.3 nghìn tỷ VND (+88%QoQ, +68%YoY). Lũy kế cả năm, doanh số bán hàng đạt 87.0 nghìn tỷ VND, giảm 32%YoY. Trong quý 4/2023, Vinhomes đã bán được 19,700 sản phẩm (+535%QoQ), trong đó giao dịch bán buôn một dự án tại Tp. HCM chiếm 74% (~14,500 căn), các giao dịch bán lẻ đến từ các dự án Ocean Park 1,2, Grand Park và Sky Park. Tổng giá trị hợp đồng đã bán trong quý đạt 30.3 nghìn tỷ VND (+88%QoQ, +68%YoY), trong đó 73% đến từ giao dịch bán buôn (bao gồm dự án tại Tp. HCM). Lũy kế cả năm, doanh số bán hàng đạt 87.0 nghìn tỷ VND, giảm 32% so với mức nền cao của năm 2022; hai dự án Ocean Park 2 và 3 chiếm lần lượt 14% và 37%. Các giao dịch bán buôn đóng góp 51% doanh số bán hàng cả năm 2023. Doanh thu mở bán mới cao hơn 17% so với dự phóng của chúng tôi do bao gồm doanh thu bán buôn tại dự án tại Tp.HCM. Doanh số bán và chưa ghi nhận doanh thu đến cuối quý 4/2023 đạt 99.7 nghìn tỷ VND (-7%YoY),trong đó 67% từ bán buôn, hai dự án Ocean Park 2 và 3 đóng góp lần lượt 17% và 21%. VHM dự kiến ghi nhận 50% khoản này trong năm 2024.

KBSV dự báo tổng giá trị hợp đồng bán hàng năm 2024 đạt 89 nghìn tỷ VND (+3%YoY), phần lớn đến từ dự án Ocean Park 2,3 và hai dự án mới được mở bán trong năm 2024 là Vũ Yên và Wonder Park.

Vinhomes duy trì vị thế hàng đầu nhờ quỹ đất rộng lớn và khả năng triển khai dự án mạnh. Định giá hấp dẫn với P/B 2024fw là 0.8x, dưới đường -1std của trung bình P/B 5 năm của VHM. Dựa trên triển vọng kinh doanh và định giá, Chungkhoan.Group tiếp tục đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu Vinhomes – VHM với giá mục tiêu là 69,000đ/cp, cao hơn 64% so với giá đóng cửa ngày 19/03/2024 .

1vhm-khuyen-nghi-mua-voi-gia-muc-tieu-69-000-dong-co-phieu_20240325162027

 

Ngân hàng HDB tiếp tục triển vọng tươi sáng trong năm 2024 – VNDIRECT

Ngân hàng HDB tiếp tục triển vọng tươi sáng trong năm 2024, ChungkhoanGroup duy trì khuyến nghị khả quan của mình với mức kì vọng tăng 26,7% – 35%  trong khi giá cổ phiếu đã tăng 25,4% kể từ báo cáo gần nhất của chúng tôi. Sự thay đổi của giá mục tiêu được thúc đẩy bởi chi phí vốn chủ sở hữu thấp hơn và dự báo EPS 2024 cao hơn 21,4%. ➢ P/B dự báo 2024 là 1,17x, thấp hơn 20% so với P/B trung bình 5 năm là 1,46x và định giá thấp hơn so với mức ROE dự báo là 26,2% trong năm 2024.

Kinh tế phục hồi sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trên các mảng cho vay chính

ChungkhoanGroup kỳ vọng tăng trưởng tín dụng của ngân hàng HDB sẽ duy trì ở mức cao khoảng 20,3% trong 2024. Trong nửa đầu năm 2024, chúng tôi tin rằng sự phục hồi của sản xuất và xuất khẩu sẽ thúc đẩy nhu cầu tăng vốn lưu động của các doanh nghiệp (56% tổng dư nợ). Trong nửa cuối năm 2024, chúng tôi tin rằng nhu cầu bán lẻ (39% tổng dư nợ) và tài chính tiêu dùng (5% tổng dư nợ) sẽ là những động lực chính nhờ lãi suất cho vay thấp và tiêu dùng cá nhân phục hồi.

NIM mở rộng nhờ chi phí vốn thấp và tập trung vào cho vay bất động sản

ChungkhoanGroup dự báo NIM 2023 sẽ tăng 0,2 điểm % svck lên 5,1%. Chúng tôi tin rằng chi phí vốn (COF) sẽ giảm 2,2 điểm % svck chủ yếu do lãi suất huy động HDB giảm 1,7 điểm % nửa đầu năm do: 1) duy trì chi phí huy động thấp nhờ tỷ lệ LDR thấp 68,7% vào cuối năm 2023; 2) tỷ lệ CASA cao hơn 12,5%; và 3) giảm chi phí vốn vay nước ngoài. Mặt khác, chúng tôi kỳ vọng HDB sẽ duy trì lợi suất tài sản giảm 2,1 điểm % svck – chậm hơn so với COF – do các chiến lược: 1) tập trung vào lĩnh vực bất động sản (dư nợ cho vay 17%) để tối ưu hóa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn; và 2) nhu cầu phục hổi trên các mảng cho vay chính (48% cơ cấu dư nợ cho vay) như Dịch vụ & Thương mại, cho vay hộ kinh doanh và cho vay mua nhà

Chất lượng tài sản sẽ được củng cố nhờ nền kinh tế phục hồi

ChungkhoanGroup kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu (NPL) của HDB sẽ giảm 0,2 điểm % svck xuống còn 1,6% và LLR của HDB sẽ tăng lên 76,9% vào cuối 2024. Giá trị nợ xấu mới hình thành giảm 74,6% sv quý trước xuống còn 323 tỷ đồng trong Q4/23, nối dài đà giảm kể từ Q2/23. Chúng tôi kỳ vọng chất lượng tài sản sẽ tiếp tục được cải thiện vào năm 2024 vì khách hàng có thể đáp ứng tốt hơn các nghĩa vụ trả nợ khi lãi suất cho vay giảm và thu nhập tăng trong nền kinh tế đang phục hồi của Việt Nam.

P/B dự phóng 2024 đang thấp hơn so với trung bình 5 năm của ngành P/B hiện tại là 1,5x, cao hơn mức trung bình của các công ty cùng ngành là 1,4x, nhưng HDB vẫn có mức định giá hấp dẫn nhờ ROE 24,2% – cao hơn mức 20,8% của ngành. Ngoài ra, P/B dự phóng là 1,17x trong 2024 – thấp hơn 20% so với mức trung bình ngành 5 năm là 1,46x. ROE cao có thể cải thiện do lợi nhuận ròng tăng 31,5% svck trong 2024, nhờ: 1) mở rộng NIM, 2) tăng trưởng tín dụng cao; và 3) chất lượng tài sản cải thiện.

13-3 hdb-khuyen-nghi-kha-quan-voi-gia-muc-tieu-29700-dong-co-phieu_20240313161011

 

 

 

ACB – Cổ phiếu có nhiều điểm sáng tích cực trong nửa cuối năm – KB Securities

acb-khuyen-nghi-mu 6-3

ACB – Cổ phiếu có nhiều điểm sáng tích cực trong nửa cuối năm – KB Securities nhận định

Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đạt 16% trong năm 2024

Ở kịch bản cơ sở chúng tôi kỳ vọng ACB có thể hoàn thành hạn mức tín dụng được giao 16%, thậm chí tăng trưởng 20% trong kịch bản tích cực và nếu SBV có thêm đợt cấp room cho các ngân hàng trong năm nay. Động lực tăng trưởng tín dụng đến từ: (1) đẩy mạnh hoạt động cho vay ở nhóm KHDN, (2) nhóm KHCN dẫn dắt chủ yếu từ hoạt động cho vay hộ kinh doanh bên cạnh cầu tiêu dùng được kỳ vọng có chuyển biến tích cực hơn kể từ nửa sau năm 2024.

Nim kỳ vọng cải thiện nhẹ so với năm 2023, duy trì quanh 4%

ChungkhoanGroup cho rằng NIM đã tạo đáy trong năm 2023, kỳ vọng sẽ hồi phục nhẹ quanh mức 4% trong năm 2024 khi CoF tiếp tục được cải thiện trong bối cảnh mặt bằng lãi suất thấp sẽ được duy trì trong cả năm nay. Mức độ hồi phục NIM có thể sẽ chậm hơn các ngân hàng khác do ACB sẽ tiếp tục triển khai các gói cho vay hỗ trợ khách hàng, với mức lãi suất hấp dẫn cạnh tranh với nhóm Big4.

Nợ xấu được kiểm soát nhờ chiến lược cho vay thận trọng

Nợ xấu hình thành mới tiếp tục tăng chậm lại so với các quý trước đó (0.1% so với mức tăng 0.3% trong Q1/2023). Chúng tôi cho rằng với chiến lược cho vay thận trọng, nói không với trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản, ACB sẽ tiếp tục duy trì được vị thế về chất lượng tài sản. KBSV kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu trong năm 2024 sẽ được ngân hàng kiểm soát quanh mức 1%.

Khuyến nghị MUA, giá mục tiêu từ 27.000đ – 33.0000 VNĐ/cp đã điều chỉnh sau khi chia cổ tức

 

 

 

 

Báo cáo phân tích cổ phiếu ngân hàng VIB 22/2/2024 – DSC

Đánh giá chung về cổ phiếu ngân hàng VIB với những mức tăng trưởng ấn tượng trọng những năm qua. ChungkhoanGroup ước tính VIB sẽ tiếp tục đạt tăng trưởng ổn định trong năm 2024. Cụ thể, chúng tôi dự phóng VIB sẽ đạt tổng thu hoạt động và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 24.644 tỷ (+11% YoY) và 13.685 tỷ (+28% YoY). BVPS 2024F dự phóng đạt 19.300 VND/cp. Sử dụng P/B trung vị 5 năm của cổ phiếu là 1,45x, giá mục tiêu của VIB 12 tháng tới đạt 25.000 VND/cp, upside 11% so với giá đóng cửa ngày 22/2/2024. Theo thống kê báo cáo phân tích của các CTCK, giá mục tiêu 12 tháng tới của VIB đạt trung bình 24.000 VND/cp, upside 7% so với giá đóng của ngày 22/2/2024. 0,5 1,5 2,5 3,5 4,5 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 BIỂU ĐỒ GIÁ Giá (VND) P/B Vùng khuyến nghị: 20.000 VNĐ/cp VIB Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam 0% 10% 20% 30% 40% 50% 2018 2019 2020 2021 2022 2023 CỔ TỨC VIB 2018 – 2023 Cổ tức tiền mặt Cổ tức cổ phiếu 35% (Tỷ đồng) 2022 2023 2024F Thu nhập lãi thuần 14.962 17.361 20.489 Tăng trưởng thu nhập lãi thuần 27% 16% 18% Tổng thu nhập hoạt động (TOI) 18.057 22.160 24.644 Lợi nhuận trước thuế 10.581 10.703 13.685 Tăng trưởng

Tổng tài sản sinh lãi tăng trưởng tốt và (2) tỷ lệ NIM được duy trì ổn định, VIB duy trì thành công kết quả kinh doanh ấn tượng trong Q4/2023. Cụ thể, trong quý, VIB đạt thu nhập lãi thuần 4.333 tỷ (+10,8% YoY). Tổng thu hoạt động là lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 5.842 tỷ (+24,7% YoY) và 2,378 tỷ (-14%). Lợi nhuận trước thuế suy yếu dù TOI tăng trưởng do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao theo đà tăng của nợ xấu. Tổng kết năm 2023, VIB đạt lợi nhuận trước thuế 10.703 tỷ (+1% YoY), hoàn thành 88% kế hoạch đề ra đầu năm.

Tăng trưởng tín dụng phục hồi mạnh mẽ

Do ảnh hưởng từ nhu cầu tín dụng suy yếu, VIB chỉ đạt tăng trưởng tín dụng 5,2% trong 9 tháng đầu năm. Tuy vậy, tín dụng của VIB có sự phục hồi rất tốt trong Q4 cuối năm. Tổng kết năm 2023, VIB ghi nhận mức tổng tín dụng 267 nghìn tỷ, tăng trưởng 14,2% YoY, tương đương với tốc độ tăng trưởng tín dụng của toàn ngành. Tổng huy động đạt 359 nghìn tỷ, tăng trưởng 18,5%.

Biên lãi thuần (NIM) duy trì ở mức cao

VIB là một trong số ít ngân hàng rất thành công trong việc duy trì biên lãi thuần (NIM) ổn định trong năm 2023. Tổng kết năm, VIB ghi nhận NIM 4,7%, tương đương cùng kỳ. Với việc huy động được lượng lớn tiền trong Q4/2023 khi lãi suất huy động chạm đáy, DSC đánh giá VIB sẽ có thể giảm được chi phí vốn và cải thiện NIM trong 1H 2024.

Chi phí hoạt động duy trì ổn định, tỷ lệ CIR cải thiện

VIB đã tiếp tục kiểm soát tốt chi phí hoạt động của ngân hàng. Trong Q4/2023, tổng chi phí hoạt động VIB đạt 1.771 tỷ (+3,1% QoQ, +13% YoY). Với tổng thu và chi phí hoạt động ổn định, tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR) của VIB cũng được duy trì ổn định, đạt 30% trong Q4/2023. Đây là mức tỷ lệ CIR tốt khi so với trung vị ngành ngân hàng (38%)

Tình hình nợ xấu cải thiện

Trong Q4/2023, VIB đã thành công trong việc giữ ổn định nợ xấu tín dụng. Cụ thể, nợ xấu VIB trong Q4/2023 đạt 8.375 tỷ (-7% QoQ, +47% YoY). Với (1) giá trị nợ xấu ổn định và (2) tăng trưởng tín dụng bứt phá, tỷ lệ nợ xấu (NPL) của VIB giảm mạnh từ 3,7% trong Q3/2023 về 3,1% cuối năm. Với kỳ vọng nền kinh tế tiếp tục cải thiện trong năm 2024, DSC đánh giá nợ xấu của VIB đã tạo đỉnh tại Q3/2023 và có thể duy trì ổn định trong 1H 2024.

30-1vib-khuyen-nghi-voi-gia-muc-tieu-25-000-dong-co-phieu_20240226143353

 

Tăng trưởng ổn định triển vọng 2024 – HDB – 7/2/2024 – Agriseco Research

Với kết quả kinh doanh khá tích cực từ những quý gần đây HDB là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tốt trong nhiều năm qua. Mới đây, ngân hàng vừa công bố BCTC Quý 4/2023 và nhiều thông tin đáng chú ý. Chungkhoan.Group kính gửi Quý khách hàng các nội dung cập nhật như sau: Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDB) là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tốt trong nhiều năm qua. Mới đây, ngân hàng vừa công bố BCTC Quý 4/2023 và nhiều thông tin đáng chú ý. Chungkhoan.Group kính gửi Quý khách hàng các nội dung cập nhật như sau: Triển vọng lợi nhuận năm 2024 duy trì đà tăng trưởng tốt.

Chúng tôi kỳ vọng LNTT năm 2024 của HDB tiếp tục tăng trên 20% yoy với 2 động lực tăng trưởng chính như sau: Tăng trưởng thu nhập dự kiến tăng tích cực hơn (+23% yoy) nhờ thu nhập lãi thuần và ngoài lãi tăng trưởng mạnh trên mặt bằng lãi suất thấp trong năm 2024; Biên lãi ròng của HDB tăng về mức 5,0-5,2% với tỷ suất sinh lời ổn định nhờ tăng trưởng tín dụng được duy trì tốt và chi phí vốn dự kiến tiếp tục giảm (dưới mức 5%) được hỗ trợ bởi lãi suất huy động giảm mạnh, tỷ lệ CASA và LDR có nhiều dư địa mở rộng. Triển vọng lợi nhuận năm 2024 duy trì đà tăng trưởng tốt.

Chúng tôi kỳ vọng LNTT năm 2024 của HDB tiếp tục tăng trên 20% yoy với 2 động lực tăng trưởng chính như sau: Tăng trưởng thu nhập dự kiến tăng tích cực hơn (+23% yoy) nhờ thu nhập lãi thuần và ngoài lãi tăng trưởng mạnh trên mặt bằng lãi suất thấp trong năm 2024; Biên lãi ròng của HDB tăng về mức 5,0-5,2% với tỷ suất sinh lời ổn định nhờ tăng trưởng tín dụng được duy trì tốt và chi phí vốn dự kiến tiếp tục giảm (dưới mức 5%) được hỗ trợ bởi lãi suất huy động giảm mạnh, tỷ lệ CASA và LDR có nhiều dư địa mở rộng. Triển vọng lợi nhuận năm 2024 duy trì đà tăng trưởng tốt.

Chúng tôi kỳ vọng LNTT năm 2024 của HDB tiếp tục tăng trên 20% yoy với 2 động lực tăng trưởng chính như sau: Tăng trưởng thu nhập dự kiến tăng tích cực hơn (+23% yoy) nhờ thu nhập lãi thuần và ngoài lãi tăng trưởng mạnh trên mặt bằng lãi suất thấp trong năm 2024; Biên lãi ròng của HDB tăng về mức 5,0-5,2% với tỷ suất sinh lời ổn định nhờ tăng trưởng tín dụng được duy trì tốt và chi phí vốn dự kiến tiếp tục giảm (dưới mức 5%) được hỗ trợ bởi lãi suất huy động giảm mạnh, tỷ lệ CASA và LDR có nhiều dư địa mở rộng.

7-2hdb-khuyen-nghi-mua-voi-gia-muc-tieu-27-000-dong-co-phieu_20240217092940

Đánh giá mục tiêu cổ phiếu VIB trong năm 2024 – Agriseco Research

Là một trong những ngân hàng tiên phong đẩy mạnh cho vay phân khúc bán lẻ và top đầu thị phần thẻ tín dụng sau khi thực hiện chuyển đổi chiến lược đầu tư toàn diện giai đoạn 2017-2026. Vừa qua, VIB đã công bố báo cáo tài chính năm 2023 với kết quả kinh doanh khả quan. ChungkhoanGroup kính gửi Quý khách hàng các thông tin cập nhật như sau:

  • Với kết quả kinh doanh năm 2023 đi ngang nhờ biên lãi ròng (NIM) duy trì tích cực so với ngành. Tăng trưởng tín dụng năm 2023 là 14,2% – hoàn thành hạn mức tín dụng được giao bời NHNN. lợi nhuận trước thuế quý 4 của cổ phiếu VIB tăng trưởng âm 14% yoy do chi phí trích lập dự phòng tăng cao, gấp 5 lần so với cùng kỳ. Tuy nhiên cả năm 2023 ghi nhận lợi nhuận trước thuế là 10.703 tỷ đồng, đi ngang so với năm ngoái, nhờ thu nhập lãi thuần và ngoài lãi tăng trưởng tốt với tổng thu nhập hoạt động tăng 23% yoy bù đắp chi phí trích lập dự phòng tăng cao. Điểm sáng của cổ phiếu VIB là một trong số ít ngân hàng duy trì được tỷ lệ NIM cao (4,7%), không bị ảnh hưởng nhiều trong năm 2023 nhờ tận dụng lợi thế chi phí vốn thấp (nguồn vốn huy động từ các TCTD nước ngoài) và tỷ suất sinh lời trên tài sản cao (9,6%). Ngoài ra, cổ phiếu VIB đã tăng cường xử lý nợ xấu nhằm cải thiện chất lượng tài sản và ghi nhận giá trị xử lý nợ xấu đáng kể trong Quý 4 hơn 1.100 tỷ đồng khiến tỷ lệ nợ xấu giảm từ 3,7% cuối Q3/2023 xuống còn 3,1% cuối Q4/2023 .
  • Dự báo kết quả kinh doanh năm 2024 tích cực hơn với tỷ lệ NIM cao và chất lượng tiếp tục cải thiện. Chúng tôi ước tính tỷ lệ NIM năm 2024 của cổ phiếu VIB sẽ tăng tới mức trên 5% được hỗ trợ bởi: (1) phân khúc cho vay bán lẻ tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2024 với triển vọng nền kinh tế tích cực hơn (chiếm gần 90% dư nợ cho vay); (2) lãi suất huy động vốn thấp đang dần được phản ánh rõ nét hơn vào chi phí vốn khi các khoản tiền gửi với lãi suất cao đáo hạn. Kỳ vọng chất lượng tài sản được cải thiện nhờ tài sản thế chấp có thanh khoản và chất lượng cao (do tập trung cho vay mua nhà) sẽ hỗ trợ cổ phiếu VIB xử lý nợ xấu dễ dàng và hiệu quả hơn, đồng thời lãi suất thấp giúp cải thiện khả năng thanh toán của người vay, từ đó mức độ hình thành nợ quá hạn không tăng cao đột biến trong năm.
  • Định giá hấp dẫn: Hiện tại, cổ phiếu VIB đang giao dịch tại mức định giá P/B khoảng 1,4x lần, thấp hơn nhiều so với trung bình 5 năm quá khứ (1,8x lần) và tiệm cận vùng định giá thấp nhất lịch sử, trong khi đó hiệu suất sinh lời thuộc top đầu ngành với tỷ lệ ROE năm 2023 là 24%. Chúng tôi ước tính tỷ lệ ROE năm 2024F của cổ phiếu VIB sẽ tăng về mức 26-27% với triển vọng lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng.

Agriseco Research KHUYẾN NGHỊ  –   kỳ vọng kết quả kinh doanh năm 2024 của cổ phiếu VIB tăng trưởng tích cực hơn với 3 luận điểm sau: (1) tỷ lệ NIM tiếp tục tăng trên mức 5% nhờ mở rộng chênh lệch lợi suất sinh lời trên tài sản và chi phi vốn (nhu cầu cho vay bán lẻ được đẩy mạnh trong năm 2024), (2) chất lượng tài sản được cải thiện giúp cổ phiếu VIB giảm áp lực trích lập chi phí dự phòng và (3) cổ phiếu VIB có mức định giá hấp dẫn với hiệu quả sinh lời cao. Do đó, chúng tôi khuyến nghị MUA cổ phiếu cổ phiếu VIB với giá mục tiêu 25.000 đồng/cp.

7-2vib-khuyen-nghi-mua-voi-gia-muc-tieu-25-000-dong-co-phieu_20240202140807

P/B trong chứng khoán có ý nghĩa như nào?

P/B trong chứng khoán có ý nghĩa như nào? Hãy cùng chungkhoan.Group cùng tìm hiểu về chỉ số P/B trong chứng khoán.

P/B (Price-to-Book) là một chỉ số đo lường giá trị của một cổ phiếu. Nó được tính bằng cách chia giá cổ phiếu hiện tại cho giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu của công ty đó. Giá trị sổ sách là giá trị tài sản ròng của công ty, bao gồm tài sản và nợ. Ví dụ, nếu giá cổ phiếu của công ty XYZ là $100 và giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu là $50, thì P/B của công ty XYZ sẽ là 2 ($100 / $50). Điều này có nghĩa là giá cổ phiếu của công ty XYZ đang được giao dịch với mức giá cao hơn so với giá trị sổ sách của công ty. P/B thường được sử dụng để so sánh giá trị của một cổ phiếu với các công ty khác trong cùng ngành hoặc với trung bình của toàn thị trường.

Chỉ số P/B của cổ phiếu MBB (Ngân hàng quân đội)

Mua cổ phiếu của một công ty cần chú ý những gì

Trước khi quyết định dùng khoản đầu tư của mình để mua cổ phiếu của một công ty, bạn cần biết 7 điều sau

  1. Tăng trưởng lợi nhuận của công ty

Hãy kiểm tra lợi nhuận ròng của công ty qua các thời kỳ và nhìn vào xu hướng của nó. Lợi nhuận ròng của công ty đó nhìn chung theo hướng đi lên? Ngay cả khi sự tăng trưởng về lợi nhuận không quá lớn nhưng một công ty với tốc độ phát triển ổn định thì có thể luôn trong tầm ngắm của các nhà đầu tư.

  1. Tính ổn định

Mọi công ty đều có thể trải qua những giai đoạn mà cổ phiếu của họ mất giá trị. Đó là điều rất tự nhiên, đặc biệt với tình hình kinh tế khó khăn và nhiều biến động như hiện nay. Thay vào việc chỉ nhìn giá trị của cổ phiếu, hãy nhìn vào tính ổn định chung khi liên hệ với các điều kiện kinh tế. Nếu bạn thấy có sự biến động lớn thì cần phải xem xét lại. Nếu sự biến động nhỏ hoặc công ty vẫn tương đối ổn định trong tình hình kinh tế khó khăn, bạn có thể cân nhắc về việc mua cổ phiếu này và nắm giữ dài hạn..

  1. Vị trí của nó trong ngành 

Hãy xem xét tổng thể ngành mà công ty này đang hoạt động. Liệu cổ phiếu của ngành này có đầy hứa hẹn trong tương lai hay chỉ tăng trưởng tức thời? Nếu bạn tin tưởng vào điều này, hãy nghiên cứu sâu hơn về công ty. Vị trí hiện tại của công ty như thế nào trong ngành ? Khả năng cạnh tranh với các đối thủ ra sao?…

  1. Tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu

Nhìn vào bảng cân đối kế toán, bạn sẽ thấy mọi công ty đều có một khoản Nợ ngay cả những công ty giàu có nhất. Tuy nhiên, bạn cần hết sức cảnh giác với những công ty có số tiền nợ cao. Hãy tính tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu. Nếu bạn muốn đầu tư vào một công ty với mức độ rủi ro thấp, hãy tìm những công ty có tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu chỉ từ 0,3 trở xuống. Bạn cũng có thể chọn công ty với tỷ lệ này cao hơn nếu bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro hoặc tỷ lệ đó là hoàn toàn chấp nhận được trong ngành công nghiệp ( các công ty xây dựng là một ví dụ, tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu của các công ty này thường khá cao)

  1. Chỉ số P/E

Hệ số giữa thị giá một cổ phiếu trên thu nhập của nó. Đây được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi phân tích về giá trị đầu tư. Nếu cổ phiếu của công ty đang được bán với giá 50 USD và thu nhập trên một cổ phiếu là 2 USD, hệ số P/E sẽ là 25. Chỉ số P/E càng cao, kỳ vọng vào sự tăng trưởng của cổ phiếu trong tương lai càng lớn. Bạn không nên chỉ dựa vào yếu tố này, sẽ có ích hơn nếu bạn so sánh với chỉ số P/E của các công ty trong cùng ngành công nghiệp.

  1. Tình hình quản lý trong công ty

Công ty được quản lý như thế nào? Văn hóa chung của công ty ra sao? Công ty luôn đổi mới và phát triển? Bên cạnh đó, bạn cũng không nên bỏ qua các yếu tố có thể gây hại đến sự phát triển của công ty. Hãy nhớ rằng, một vài vụ bê bối có thể chỉ  gây tổn hại cho công ty trong thời gian ngắn. Nếu công ty có khả năng vượt qua những khó khăn như vậy, bạn hoàn toàn có thể kiếm được lợi nhuận từ việc mua lúc rẻ và bán khi đắt.

7.Chi trả cổ tức

Một công ty tốt là công ty trả cổ tức thường xuyên đều theo các năm và cổ tức tăng dần theo từng năm. Tuy nhiên bạn nên cảnh giác với các công ty trả cổ tức quá cao. Nó có thể là dấu hiệu của những điều bất ổn sắp tới. Một công ty trả nhiều cổ tức có thể sẽ không tiếp tục tái đầu tư để phát triển.

 

Để thành công trong đầu tư chứng khoán

Các nhà đầu tư chứng khoán phải làm sao để nắm vững những vấn đề bản chất của việc phân tích và dự báo giá cổ phiếu chứng khoán. Do đó phải xem xét toàn diện, tổng thể theo các nội dung chủ yếu sau:

  1. Hãy phân tích cổ phiếu trên thị trường với mục tiêu là đưa ra dự báo về giá cổ phiếu và xu hướng giá cổ phiếu trong tương lai, tìm khả năng sinh lời cao nhất có thể của cổ phiếu đó. Phải xác định rõ giai đoạn của chu kỳ cổ phiếu tăng trưởng vì đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư cân nhắc kỹ để đi đến quyết định đầu tư chứng khoán có hiệu quả nhất.
  2. Tính chất của việc đầu tư chứng khoán trên thị trường là lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro . Nhà đầu tư thường bỏ ra một lượng tiền khá lớn hoặc cực lớn để kinh doanh chứng khoán, do đó, giá cổ phiếu luôn là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Nếu dự đoán giá cả diễn biến chính xác, sẽ mang lại thành công lớn; và ngược lại, sẽ thua lỗ, thậm chí có khi dẫn đến phá sản nợ nần. Chính vì vậy, việc phân tích, đánh giá cổ phiếu đã trở thành một lĩnh vực lớn và có xu hướng ngày càng phát triển – theo nhu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư – vì thị trường ngày càng phát triển đa dạng và diễn biến phức tạp hơn.
  3. Làm thế nào có thể phân tích cổ phiếu để dự báo chính xác nhất về diễn biến giá cả cổ phiếu? Đó là nhà đầu tư cần phải xem xét, nghiên cứu và tìm ra câu trả lời thoả đáng các vấn đề
  4. Các cổ phiếu nào sẽ lên giá, Vì sao?
  5. Các cổ phiếu chứng khoán đó lên được giá bao nhiêu? Do đâu?
  6. Trong thời gian bao lâu, thì các cổ phiếu đó đạt mức tăng như vậy – vì đâu? Phải phân tích và tìm ra một ưu thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ khác như: độc quyền về công nghệ, phát minh sáng chế, chiếm lĩnh thị trường hoặc phơng pháp quản lý khoa học, chặt chẽ, nâng cao hiệu quả kinh doanh …
  7. Trong giai đoạn thử nghiệm này, hầu hết chỉ có sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân, sau 43 phiên giao dịch, giá liên tục tăng quá cao, vượt xa giá trị thực của cổ phiếu (có loại cổ phiếu giá thị trường hơn 3 lần so mệnh giá cổ phiếu) – bởi vì những tác động của quan hệ cung – cầu thị trường và tâm lý của các nhà đầu tư – xu hướng giá còn tiếp tục tăng và giá tăng, giảm xen kẽ, dẫn đến rủi ro và lợi nhuận xen kẽ, đây thực sự là cuộc chơi “đỏ, đen”, mà người được kẻ mất trong kinh doanh chứng khoán là chuyện thường.
  8. Làm sao có thể lựa chọn được mã cổ phiếu tăng trưởng tốt? Vấn đề quan trọng là phải xác định và lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng – nghĩa là công ty, doanh nghiệp đó có thể tiếp tục tăng trưởng trong tương lai, theo các tiêu chí sau
  9. Đưa ra các sản phẩm mới hoặc dịch vụ mới, độc đáo, có sức thu hút trên thị trường, có khả năng chiếm lĩnh thị phần cao trên thị trường, đạt tốc độ tăng trưởng ổn định trong thời gian dài.
  10. Có chu kỳ doanh thu ổn định, tăng một cách liên tục đều đặn.
  11. Ở trong giai đoạn của chu kỳ tăng trưởng để có lợi nhuận cao trong một thời gian dài.
  12. Ở vị thế dẫn đầu trong ngành hoạt động và có chiến lược phát triển thích hợp, dự đoán đúng xu hướng phát triển trong tương lai;
  13. Có lợi nhuận trên vốn cao hơn 15%, sử dụng một phần lợi nhuận còn lại sau khi đã chi trả cổ tức để tăng vốn chủ sở của các cổ đông và tái đầu tư mở rộng quy mô phát triển
  14. Có số lợi ít, hoặc ít nhất là có tỷ số nợ/vốn cố định khoảng < 20% nguồn vốn dài hạn, sẽ gặp khó khăn tài chính trong quá trình tăng trưởng.
  15. Dựa vào các tiêu chí trên, hãy phân tích kỹ những loại cổ phiếu đang lưu hành nhưng không có loại cổ phiếu nào đầy đủ tính hoàn thiện. Mỗi loại cổ phiếu lại mang sắc thái riêng đặc trưng cho từng loại ngành nghề, từng tiêu chí khác nhau : công nghệ, sản phẩm, thị trường, tái đầu tư, lợi tức, tỷ số nợ và các tổ chức quản lý… đặc biệt là chiến lược phát triển trong tương lai.

Cảnh giác với thị trường, vì thị trường vẫn hoạt động chỉ với 4 loại cổ phiếu giao dịch, đầu tư gắn liên với đầu cơ, giá tiếp tục biến động. Vấn đè là phải tìm ra các giới hạn khác nhau của các loại cổ phiếu đó – xác định mức độ tín nhiệm và sinh lời để có chiến lược đầu tư cụ thể đối với từng loại cổ phiếu, bảo đảm lợi nhuận và thu nhập hợp lý là vấn đề khó khăn và giải quyết đúng đắn của các nhà đầu tư, tránh rủi ro thua thiệt.

  1. Trong thực tế kinh doanh chứng khoán, việc dự báo biến động giá và xu hướng giá ngắn hạn bao giờ cũng có nhiều thành công và chính xác hơn dự báo xu hướng dài hạn, vì tính nhạy cảm và phức tạp của thị trường chứng khoán. Do đó, phải dự đoán và xử lý các vấn đề sau:
  2. Trong dài hạn, đầu tư cổ phiếu sẽ mang lại lợi tức vượt xa các loại đầu tư khác, yếu tố quyết định nhất và duy nhất đến giá cổ phiếu là lợi nhuận và chất lượng cổ phiếu .
  3. Trong ngắn hạn, đầu tư cổ phiếu có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của nhà đầu tư
  4. Lợi nhuận và rủi ro luôn tỷ lệ với nhau, lợi nhuận cao thì rủi ro càng lớn
  5. Mức độ biến động của cổ phiếu lớn hơn nhiều so với trái phiếu, lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng đến giá trái phiếu

đ. Danh mục đầu tư đa dạng sẽ ít rủi ro hơn danh mục đầu tư tập trung

  1. Lạm phát là mối đe doạ lớn nhất đối với các khoản đầu tư dài hạn. Đó là những vấn đề kinh tế – tài chính và nguyên tắc kinh doanh phức tạp, có tính tổng hợp – ảnh hưởng do nhiều yếu tố khác nhau kể cả trình độ hiểu biết của các chuyên gia phân tích chứng khoán cũng như nhà đầu tư.
  2. Phân tích cơ bản cổ phiếu nhằm cung cấp thông tin để đánh giá triển vọng tăng trưởng và lợi nhuận trên cơ sở dự báo tương lai của cổ phiếu, của ngành, lĩnh vực hoạt động, của nền kinh tế. Nó bao gồm các yếu tố sau:
  3. Đánh giá môi trường kinh doanh tương lai
  4. Dự báo thu nhập tương lai của cổ phiếu
  5. Dự báo mức giá cổ phiếu. Do đó, phân tích cơ bản là phương pháp tiếp cận dài hạn, còn có nhiều biến số phải tính đến và không biết trước chắc chắn được.
  6. Thông qua việc nghiên cứu các mô hình giao dịch và các hành vi hiện tại của thị trường chứng khoán có thể phân tích kỹ thuật cổ phiếu nhằm nghiên cứu những diễn biến hay hành vi thị trường – vốn đã phức tạp – để có thể biết được một cách sâu sắc các hành vi có thể xảy ra trong tương lai của thị trường chẳng hạn như những thông tin về một cổ phiếu, hoặc một ngành, hoặc một thị trường đều có thể được các nhà đầu tư nghiên cứu, xem xét, và do đó, nó phản ánh vào trong giá, cổ tức, lợi nhuận và giao dịch của cổ phiếu đó.

Nhà đầu tư có thể đầu tư vào một cổ phiếu khi phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật cùng đưa ra kết luận chung về xu hướng biến động của giá và của thị trường chứng khoán.