HƯỚNG DẪN

Báo cáo phân tích Ngân Hàng Quân Đội 30/10/2023 – YUANTA Research

Ngân hàng TMCP quân đội MBB công bố LNST của CĐCT mẹ  trong Q3/2023 đạt 5,8 nghìn tỷ đồng (+18% QoQ và YoY), nhờ thu nhập lãi ròng và thu nhập phí tăng, trong khi đó chi phí hoạt động (opex) giảm. PATMI 9T2023 đạt 15,7 nghìn tỷ đồng (+12% YoY), hoàn thành 78% dự báo cả năm 2023E của chúng tôi.

Tiêu điểm

Tín dụng (bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp) tăng +13,7% trong 9T2023, vượt xa mức tăng trưởng tín dụng trung bình toàn ngành là +6,9%. Thu nhập lãi ròng (NII) tăng +3% QoQ/+9% YoY lên 9,8 nghìn tỷ đồng trong Q3/2023. Thu nhập phí ròng trong Q3/2023 tăng +25% QoQ /+38% YoY lên 1,1 nghìn tỷ đồng, chủ yếu đến từ “các khoản phí khác”. Phí dịch vụ thanh toán ròng ghi nhận 611 tỷ đồng (-26% QoQ/+50% YoY) và phí môi giới ròng đạt 171 tỷ đồng (-64% QoQ/ và so với mức lỗ 1,5 nghìn tỷ đồng trong Q3/2022). Phí bảo hiểm ròng giảm -27% QoQ /-44% YoY xuống 553 tỷ đồng.

Lãi kinh doanh ngoại hối giảm -31% QoQ/-44% YoY đạt 224 tỷ đồng, nhưng lãi kinh doanh/đầu tư trái phiếu tăng +58% QoQ/+114% YoY lên 367 tỷ đồng. Thu từ xử lý nợ xấu trong Q3/2023 giảm -6% QoQ /-7% YoY xuống còn 383 tỷ đồng.

MBB cắt giảm chi phí hoạt động -19% QoQ /-11% YoY trong quý 3. Chi phí hoạt động trong 9T2023 đạt 11 nghìn tỷ đồng (-1% YoY), dẫn đến tỷ lệ CIR điều chỉnh (không bao gồm thu nhập ròng khác) là 33% (-2 điểm phần trăm YoY) theo ước tính của chúng tôi. Ngân hàng đã tăng trích lập dự phòng +20% QoQ/+50% YoY lên 1,4 nghìn tỷ đồng trong Q3/2023, sau khi cắt giảm chi phí dự phòng trong Q2/2023. Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) đã giảm xuống 122% (-34 điểm phần trăm QoQ/-86 điểm phần trăm YoY) trong Q3/2023 do nợ xấu tăng.

Tỷ lệ nợ xấu của MBB tăng vọt lên 1,89% (+44 điểm cơ bản QoQ /+85 điểm cơ bản YoY). Tỷ lệ CASA giảm xuống 36% (-1,1 điểm phần trăm QoQ/-6,5 điểm phần trăm YoY) tại thời điểm cuối Q3/2023. Tỷ lệ nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp giảm xuống 5,0% trên tổng tài sản (so với mức 5,3% trong Q2/2023). Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp giảm -5% QoQ/-17% YoY xuống 41 nghìn tỷ đồng trong Q3/2023.

Quan điểm

Chúng tôi tin rằng MBB sẽ hoàn thành KHKD cả năm của ngân hàng cũng như dự báo 2023E của chúng tôi, nhờ tiềm năng tăng trưởng tín dụng và chi phí vốn giảm trong Q4/2023 Tỷ lệ CASA của MBB vẫn đang ở mức cao nhất trong ngành, điều này sẽ giúp phần nào trong việc giảm chi phí vốn thời gian tới. Nợ xấu tăng đáng kể trong Q3/2023 cần được chú ý. Sự suy giảm chất lượng tài sản có thể làm cho MBB phải tăng cường trích lập dự phòng trong thời gian tới. Định giá hấp dẫn. MBB có hiệu quả hoạt động tốt hơn so với ngành nhưng đang giao dịch với P/B 2024E chỉ ở mức 0,8x, thấp hơn một chút so với mức trung vị ngành. Do đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị MUA.

Báo cáo phân tích DPM – Phú Hưng Securities 13-11-2023

Theo phương pháp định giá Chúng tôi ước tính giá trị hợp lý của DPM là 35,000 VND/cổ phiếu. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị NẮM GIỮ với mức tăng giá tiềm năng là 9% – 15%. Định giá của chúng tôi giả định rằng tốc độ tăng trưởng của dòng tiền sau năm 2027 là 0% (g=0%) do thị trường phân bón nội địa bị phân mảnh và tiến gần đến trạng thái bão hòa mà không có động lực tăng trưởng mới

13 - 11 2023dpm-khuyen-nghi-nam-giu-voi-gia-muc-tieu-35-000-dong-co-phieu 3

Các yếu tố hỗ trợ tốt cho lợi nhuận của HDB trong năm 2023 – SSI Research

Lợi nhuận Q4/2023 của ngân hàng TMCP phát triển TPHCM mã cổ phiếu HDB dự kiến sẽ tăng trưởng tốt nhờ NIM phục hồi. Chúng tôi cho rằng NIM sẽ phục hồi trong Q4/2023 và cải thiện dần trong năm 2024 do lãi suất huy động giảm sẽ được phản ánh rõ hơn trong các quý tới và việc ngân hàng tập trung vào cho vay trung và dài hạn giúp ổn định lãi suất cho vay. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng dòng tiền trả nợ, đặc biệt là các khoản cho vay mua nhà, vay tiêu dùng và chủ đầu tư bất động sản, đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nền kinh tế suy yếu, điều này vẫn sẽ tiếp tục gây áp lực lên chất lượng tài sản của ngân hàng. Do đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu HDB, với giá mục tiêu 1 năm là 20.100 đồng/cổ phiếu. Chúng tôi kỳ vọng HDB sẽ đạt 11,9 nghìn tỷ đồng LNTT (tăng 16% svck) trong năm 2023 và 14 nghìn tỷ đồng (tăng 17,8% svck) trong năm 2024. Trong năm 2023, chúng tôi dự báo thu nhập lãi ròng và lãi từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (tăng 321,7% svck) sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính, trong khi thu nhập phí ròng dự kiến giảm 23,5% svck. Tuy nhiên, lãi từ hoạt động kinh doanh chứng khoán và ngoại hối có thể không thuận lợi trong năm 2024. Do đó, tăng trưởng tín dụng (tăng 25% so với đầu năm) và thu nhập phí phục hồi (tăng 12,4% svck) sẽ là động lực thúc đẩy lợi nhuận của HDB trong năm 2024.

Lợi nhuận Q4/2023 dự kiến tăng trưởng tốt nhờ NIM phục hồi Chúng tôi cho rằng NIM sẽ phục hồi trong Q4/2023 và cải thiện dần trong năm 2024 do lãi suất huy động giảm sẽ được phản ánh rõ hơn trong các quý tới và việc ngân hàng tập trung vào cho vay trung và dài hạn giúp ổn định lãi suất cho vay. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng dòng tiền trả nợ, đặc biệt là các khoản cho vay mua nhà, vay tiêu dùng và chủ đầu tư bất động sản, đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nền kinh tế suy yếu, điều này vẫn sẽ tiếp tục gây áp lực lên chất lượng tài sản của ngân hàng. Do đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu HDB, với giá mục tiêu 1 năm là 20.100 đồng/cổ phiếu. Chúng tôi kỳ vọng HDB sẽ đạt 11,9 nghìn tỷ đồng LNTT (tăng 16% svck) trong năm 2023 và 14 nghìn tỷ đồng (tăng 17,8% svck) trong năm 2024. Trong năm 2023, chúng tôi dự báo thu nhập lãi ròng (tăng 13,6% svck) và lãi từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (tăng 321,7% svck) sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính, trong khi thu nhập phí ròng dự kiến giảm 23,5% svck. Tuy nhiên, lãi từ hoạt động kinh doanh chứng khoán và ngoại hối có thể không thuận lợi trong năm 2024. Do đó, tăng trưởng tín dụng (tăng 25% so với đầu năm) và thu nhập phí phục hồi (tăng 12,4% svck) sẽ là động lực thúc đẩy lợi nhuận của HDB trong năm 2024.

Lợi nhuận Q4/2023 dự kiến tăng trưởng tốt nhờ NIM phục hồi Chúng tôi cho rằng NIM sẽ phục hồi trong Q4/2023 và cải thiện dần trong năm 2024 do lãi suất huy động giảm sẽ được phản ánh rõ hơn trong các quý tới và việc ngân hàng tập trung vào cho vay trung và dài hạn giúp ổn định lãi suất cho vay. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng dòng tiền trả nợ, đặc biệt là các khoản cho vay mua nhà, vay tiêu dùng và chủ đầu tư bất động sản, đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nền kinh tế suy yếu, điều này vẫn sẽ tiếp tục gây áp lực lên chất lượng tài sản của ngân hàng. Do đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu HDB, với giá mục tiêu 1 năm là 20.100 đồng/cổ phiếu. Chúng tôi kỳ vọng HDB sẽ đạt 11,9 nghìn tỷ đồng LNTT (tăng 16% svck) trong năm 2023 và 14 nghìn tỷ đồng (tăng 17,8% svck) trong năm 2024. Trong năm 2023, chúng tôi dự báo thu nhập lãi ròng (tăng 13,6% svck) và lãi từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (tăng 321,7% svck) sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính, trong khi thu nhập phí ròng dự kiến giảm 23,5% svck. Tuy nhiên, lãi từ hoạt động kinh doanh chứng khoán và ngoại hối có thể không thuận lợi trong năm 2024. Do đó, tăng trưởng tín dụng (tăng 25% so với đầu năm) và thu nhập phí phục hồi (tăng 12,4% svck) sẽ là động lực thúc đẩy lợi nhuận của HDB trong năm 2024. đẩy tăng trưởng tín dụng, chủ yếu là doanh nghiệp BĐS (tăng 9% so với quý trước lên 35,3 nghìn tỷ đồng), doanh nghiệp xây dựng (tăng 1,4% so với quý trước lên 22,1 nghìn tỷ đồng) và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ & thương mại (tăng 6,4% so với quý trước lên 65,5 nghìn tỷ đồng). Các khoản cho vay mua nhà giảm 4% so với quý trước xuống còn 32,4 nghìn tỷ đồng trong Q3/2023. Cho vay trung hạn tăng 57,7% so với quý trước lên 51,2 nghìn tỷ đồng, trong khi cho vay ngắn hạn giảm 7,2% so với quý trước xuống 177,5 nghìn tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn đã tăng lên 16,4% trong Q3/2023 (so với mức 11,2% trong Q2/2023). Do nhu cầu tín dụng yếu buộc HDB phải phân bổ nguồn vốn vào các tài sản khác như chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu ngân hàng (tăng 45% so với quý trước lên 36,5 nghìn tỷ đồng), trái phiếu chính phủ (tăng 39,6% so với quý trước lên 28,4 nghìn tỷ đồng) và UPAS LC. Nguồn vốn dồi dào còn được phản ánh qua việc HDB trở thành bên cho vay ròng trên thị trường liên ngân hàng kể từ Q2/2023 sau hơn 5 năm là bên đi vay. Đối với HD Saison , công ty này đang tập trung vào quản lý chất lượng tài sản hơn là mở rộng tăng trưởng tín dụng do nhu cầu tiêu dùng yếu và nợ xấu gia tăng. Trong Q3/2023, HDS ghi nhận cho vay khách hàng sụt giảm 3,5% so với quý trước xuống còn 15 nghìn tỷ đồng.

13-11hdb-khuyen-nghi-trung-lap-voi-gia-muc-tieu-20-100-dong-co-phieu_20231120115955