Archives Tháng Mười Hai 2023

Tìm hiểu chứng khoán phái sinh

Tìm hiểu thêm về chứng khoán phái sinh, thị trường chứng khoán phái sinh .

Chứng khoán phái sinh hay còn gọi là công cụ phái sinh,tuân theo chuẩn mực Quốc tế, bao gồm nhiều loại. Nhưng có thể liệt kê 4 loại chứng khoán phái sinh chủ yếu sau: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi

  • Hợp đồng Kỳ Hạn: là thỏa thuận pháp lý giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định tại trước ngày giao dịch. Hợp đồng trong đó hai bên hợp đồng chủ động thỏa thuận các điều khoản và điều kiện về: tài sản cơ sở, giá, hình thức thanh toán, thời gian thanh toán…

Ưu điểm:
– Có thể đáp ứng nhu cầu cụ thể của nhà đầu tư
Nhược điểm:

– Khó bán lại cho bên thứ ba
– Thường thì không có cơ quan và cơ chế quy định việc đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ rủi ro đối tác không thực hiện đúng hợp đồng

  • Hợp đồng Tương Lai: là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên thị trường giao dịch tập trung (Sở giao dịch chứng khoán). Ra đời với mục đích khắc phục các nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn.

– Hợp đông tương lại được một cơ quan đứng ra xây dựng và niêm yết (SGDCK) và một cơ quan quản lý nghĩa vụ thanh toán của nhà đầu tư (Trung tâm Thanh toán Bù trừ) đảm bảo tính minh bạc và công bằng cho tất cả các nhà đâu tư chứng khoán.

– Nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ (với giá trị bằng một phần giá trị hợp đồng tương lai) trước khi tham
gia giao dịch
– Nhà đầu tư có thể giao dịch hợp đồng tương lai trên thị trường tập trung theo hình thức khớp lệnh
– Nhà đầu tư có thể thoát khỏi hợp đồng tương lai trước khi HĐTL hết hiệu lực (đáo hạn) bằng cách đặt lệnh đối ứng với vị thế đang có (ví dụ: đặt mua để đóng vị thế bán đang nắm giữ)

  • Hợp đồng Quyền chọn(HĐQC): là thỏa thuận pháp lý trong đó một bên có quyền yêu cầu thực hiện và bên kia có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở theo mức giá đã xác địnhtrước trong hợp đồng trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm nhất định trong tương lai.

– HĐQC: Người mua hợp đồng có quyền (không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán một tài sản cơ sở nhất định tại mức giá thực hiện (strike) vào ngày được thỏa thuận. Bên bán hợp đồng có nghĩa vụ bán/mua tài sản cơ sở cho bên mua nếu bên mua quyết định thực hiện hợp đồng. Người mua HĐQC sẽ phải trả cho người bán HĐQC một khoản phí (premium).

– Ví dụ:

+Nhà đầu tư (bên Mua) mua 10 HĐQC kiểu Mỹ Bán 100 Cổ phiếu Microsoft (MSFT) từ một                                                 định chế tài chính (bên Bán) với thờigian đáo hạn là 3 tháng và giá là $48/CP.
+ Bên Mua phải trả cho bên bán một khoản phí (premium).
+ Trong vòng 3 tháng, bên Mua có quyền thực hiện việc mua cổ phiếu MSFT với giá $48
+ Nếu bên Mua thực hiện Hợp đồng, bên Bán phải bán cho bên Mua cổ phiếu MSFT với giá $48/CP.

  • Hợp đồng Hoán đổi: là thỏa thuận pháp lý trong đó hai bên cam kết hoán đổi dòng tiền của công cụ tài chính của một bên với dòng tiền của công cụ tài chính của bên còn lại trong một khoảng thời gian nhất định. Hợp đồng quy định hai bên sẽ hoán đổi dòng tiền giữa các công cụ tài chính của hai bên trong một khoảng thời gian nhất định.

GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM

Bảng giá giao dịch phái sinh

+ Ở thị trường Việt Nam chứng khoán phái sinh được giao dịch theo chỉ số VN30 và có 4 loại hợp đồng để lựa chọn giao dich gồm hợp đồng 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và 6 tháng khi đến ngày đáo hạn giá của chỉ số phái sinh sẽ tính theo chỉ số của VN30.

+Hợp đồng mua bán phái sinh bạn có thể mua (Long) hoặc bán (Short) ngay trong phiên giao dịch mà không cần phải chờ T2,5 như giao dịch cơ sở.

 

 

Tìm hiểu cổ tức là gì? Các hình thức trả cổ tức

Tìm hiểu cổ tức là gì

Cổ tức là tiền hay cổ phiếu mà các doanh nghiệp công ty phân phối lại lợi nhuận sau khi huy động vốn từ nhà đầu tư ( cổ đông ). Khi mua chứng khoán các nhà đầu tư nên quan tâm đến cổ tức mà hàng năm doanh nghiệp trả cho cổ đông như thế nào so với giá của cổ phiếu đang mua bán trên thị trường.

    Có 2 hình thức trả cổ tức thường thấy của doanh nghiệp cho cổ đông.

  • Trả cổ tức bằng tiền mặt
  • Trả cổ tức bằng cổ phiếu

Hình thức trả cổ tức bằng tiền mặt

Ở thị trường Việt Nam về cổ tức bạn cần chú ý đó là một cổ phiếu có mệnh giá niêm yết theo quy định của luật là 10.000 đồng. Nên khi bạn đọc thông tin doanh nghiệp trả cổ tức  20% hay 50% có nghĩa là 20% của mệnh giá niêm yết 10.000 đồng tức là 2.000 đồng ( bạn đang sở hữu 1 cổ phiếu của công ty đó bạn sẽ nhận được 2.000 đồng) chứ không phải theo giá chứng khoán đang giao dịch trên sàn. Số tiền này sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản chứng khoán của bạn trong thời gian dự kiến chi trả cổ tức. Và lưu ý khi nhận được tiền cổ tức bạn sẽ phải chịu thêm 5% phí thu nhập cá nhân và bị khấu trừ trực tiếp qua tài khoản chứng khoán.

Khi trả cổ tức bằng tiền mặt đều hàng năm doanh nghiệp chứng minh mình có một nền tài chính vững mạnh, dòng tiền rõ ràng. Nhà đầu tư nên quan tâm xem xét đến chính sách chi trả cổ tức tiền mặt của công ty theo thời gian, cổ tức có ổn định và tăng trưởng qua các năm hay không để đánh giá độ hấp dẫn của cổ phiếu khi đầu tư.

Hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu

Nhà đầu tư cần lưu ý việc trả cổ tức bằng cổ phiếu không làm thay đổi vốn chủ sở hữu và tỷ lệ năm giữ của mỗi cổ đông trong công ty cũng không thay đổi do số lượng cổ phiếu được chi trả tăng lên theo %.

Ví dụ : công ty A chi trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 10:3 khi nhà đầu tư sở hữu 10 cổ phiếu của công ty A sẽ được nhận thêm 3 cổ phiếu, nếu sở hữu 100 cổ phiếu công ty A sẽ nhân được 100/3 = 33 cổ phiếu ( làm tròn theo đơn vị cổ phiếu)

Lợi ích của việc trả cổ tức bằng cổ phiếu nhà đầu tư sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân 5% như trả cổ tức bằng tiền mặt tuy nhiên sẽ bị trừ 5% thuế thu nhập cá nhận khi bạn bán số cổ phiếu đó đi, số cổ phiếu được hưởng thêm cũng được chuyển thẳng về tài khoản chứng khoán trong thời gian dự kiến chi trả.

Tuy nhiên do số cổ phiếu lưu hành tăng lên, vốn hóa thị trường không đổi nên thị giá một cổ phiếu sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ giảm theo tỷ lệ chi trả . Nếu công ty sử dụng tiền vào dự án mà không tạo thêm lợi nhuận cho nhà đầu tư thay vì trả cổ tức tiền mặt , giá cổ phiếu có thể giảm, khiến nhà đầu tư mất đi cơ hội nếu nhận tiền mặt cổ tức thay vì cổ tức bằng cổ phiếu.

 

Tìm hiểu cổ phiếu chứng khoán là gì ?

Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vốn vào công ty phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Người mua và nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành ra cổ phiếu đó.

Chứng khoán là những chứng chỉ của các công ty có giá trị chuyển đổi thành tiền. Chứng chỉ này có thể thể là giấy chứng nhận phát hành cổ phiếu, trái phiếu của công ty, doanh nghiệp là hoặc dữ liệu trong máy tính của trung tâm lưu ký chứng khoán, xác nhận bạn đã mua hay sở hứu cổ phiếu của một công ty nào đó.

Cổ phiếu chứng khoán là một loại giấy chứng nhận sở hữu một phần vốn của một công ty. Khi bạn mua cổ phiếu của một công ty, bạn đang mua một phần sở hữu của công ty đó. Cổ phiếu chứng khoán thường được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán và có thể được mua bán giữa các nhà đầu tư. Giá trị của cổ phiếu chứng khoán thường biến động theo thị trường và tình hình kinh doanh của công ty. Nếu công ty phát triển tốt và có lợi nhuận, giá trị cổ phiếu sẽ tăng lên và ngược lại ngoài ra giá cổ phiếu chứng khoán còn phụ thuộc vào yếu tố cung cầu trên thị trường.

Cổ phiếu chứng khoán có 2 loại:
                1,Cổ phiếu: là chứng chỉ góp vốn vào một công ty nào đó để kinh doanh
                2,Trái phiếu: là chứng chỉ cho công ty vay một số tiền với thời hạn và lãi xuất nhất định theo thỏa thuận

Các dạng của cổ phiếu

Khi xem xét Cổ phiếu của các cổ phần, thường có sự phân biệt cổ phiếu được phép phát hành, cổ phiếu đã phát hành, cổ phiếu quỹ, cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.

  • Cổ phiếu được phép phát hành: Khi công ty cổ phần được thành lập, thì được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Tuy nhiên luật pháp các nước quy định công ty phải đăng ký tổng số cổ phiếu của công ty và phải ghi trong điều lệ công ty và được gọi là cổ phiếu được phép phát hành hay cổ phiếu đăng ký. Cổ phiếu được phép phát hành là số lượng cổ phiếu tối đa của một công ty có thể phát hành từ lúc bắt đầu thành lập cũng như trong suốt quá trình hoạt động. Khi cần có sự thay đổi số lượng cổ phiếu được phép phát hành thì phải được đa số cổ đông bỏ phiếu tán thành và phải sửa đổi điều lệ công ty.
  • Cổ phiếu đã phát hành: là cổ phiếu mà công ty được bán ra cho các nhà đầu tư trên thị trường và công ty đã thu về được toàn bộ tiền bán số cổ phiếu đó, nó nhỏ hơn hoặc tối đa bằng với số cổ phiếu được phép phát hành.
  • Cổ phiếu quỹ: là cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường và được chính tổ chức phát hành mua lại bằng nguồn vốn của mình. Số cổ phiếu này có thể được công ty lưu giữ một thời gian sau đó lại được bán ra. Luật pháp một số nước quy định số cổ phiếu này không được bán ra mà phải hủy bỏ. Cổ phiếu quỹ không phải là cổ phiếu đang lưu hành, không có vốn đằng sau nó, do đó không được tham gia vào việc chia lợi tức cổ phần và không có quyền tham gia biểu quyết, bỏ phiếu.
  • Cổ phiếu đang lưu hành: là cổ phiếu đã phát hành, hiện đang lưu hành trên thị trường và do các cổ đông đang nắm giữ. Số cổ phiếu đang lưu hành được xác định như sau:

Số cổ phiếu đang lưu hành = Số cổ phiếu đã phát hành – Số cổ phiếu quỹ

Trong trường hợp công ty có cả hai loại cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi, người ta sẽ xác định cụ thể cho từng loại một. Số cổ phiếu thường đang lưu hành là căn cứ quan trọng để phân chia lợi tức cổ phần trong công ty.

Dựa vào hình thức cổ phiếu, có thể phân biệt cổ phiếu ghi danh và cổ phiếu vô danh.

  • Cổ phiếu ghi danh: là cổ phiếu có ghi tên người sở hữu trên tờ cổ phiếu. Cổ phiếu này có nhược điểm là việc chuyển nhượng phức tạp, phải đăng ký tại cơ quan phát hành và phải được Hội đồng Quản trị của công ty cho phép.
  • Cổ phiếu vô danh: là cổ phiếu không ghi tên người sở hữu. Cổ phiếu này được tự do chuyển nhượng mà không cần thủ tục pháp lý.

Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu đưa lại cho người nắm giữ, có thể phân biệt cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi – Đây là cách phân loại phổ biến nhất khi nói đến cổ phiếu của một công ty

  • Là loại cổ phiếu có thu nhập phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty. Người sở hữu cổ phiếu phổ thông được tham gia họp Đại hội đồng cổ đông và được bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng nhất được đưa ra của công ty, được quyền bầu cử và ứng cử vào Hội đồng Quản trị của công ty.
  • Cổ phiếu của công ty không có thời hạn hoàn trả, vì đây không phải là khoản nợ đối với công ty.
  • Cổ đông được chia phần giá trị tài sản còn lại khi thanh lý công ty sau khi công ty đã thanh toán các khoản nợ và thanh toán cho các cổ đông ưu đãi.
  • Người góp vốn vào công ty không được quyền trực tiếp rút vốn ra khỏi công ty, nhưng được quyền chuyển nhượng sở hữu cổ phần dưới hình thức bán lại cổ phiếu hay dưới hình thức quà tặng hay để lại cho người thừa kế. Chính điều này đã tạo ra tính thanh khoản cho cổ phiếu công ty, đồng thời cũng hấp dẫn nhà đầu tư.
  • Được quyền ưu tiên mua cổ phiếu khi công ty phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn.
  • Được quyền triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường theo luật định.
  • Cổ đông thường cũng phải gánh chịu những rủi ro mà công ty gặp phải, tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi số lượng vốn góp vào công ty.

Để đánh giá và so sánh giá các cổ phiếu trong ngành ChungkhoanGroup thường sử dụng chỉ số P/E hoặc P/B để xác định.

 Vậy làm sao để mua bán cổ phiếu chứng khoán ?

Chơi chứng khoán rất đơn giản chỉ cần mở một tài khoản chứng khoán và giao dịch online tại nhà qua điện thoại hay gọi điện đặt lệnh qua nhân viên môi giới chứng khoán tại nơi mở tài khoản CK.  Chơi không hạn chế về vốn tuy nhiên bạn cần phải nắm rõ thông tin về thị trường cũng như biến động giá chứng khoán để có quyết định mua bán hợp lý thông thường 1 sóng chứng khoán bạn có thể kiếm được từ 20 -50% số tiền ban đầu tư ban đầu so với lãi suất ngân hàng là một con số khá đáng kể phải không nào.

ChungkhoanGroup Kết nối đầu tư chứng khoán, tìm và đầu tư cổ phiếu giá trị

 

HNX-index là gì UpCom là gì

            HNX là tên gọi của sở giao dịch chứng khoán Hà Nội ( có tên tiếng Anh và là viết tắt của từ Hanoi Stock Exchange )

Trước kia là Trung Tâm Giao dịch Chứng Khoán Hà Nội, được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, được chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005 với các hoạt động chính là tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu. Ngày 2/1/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 01/2009/QĐ-TTg chuyển đổi trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội, thành Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội. Ngày 24/6/2009 sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng.

Sau gần nhiều năm hoạt động, quy mô của Sở đã phát triển mạnh mẽ với 3 thị trường giao dịch thứ cấp trên một nền công nghệ hiện đại: cổ phiếu, thị trường trái phiếu Chính phủ và thị trường UPCOM; cùng với đó sở giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng tổ chức các phiên đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu Chính Phủ.

Chức năng của sở giao dịch chứng khoán Hà Nội là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành thị trường giao dịch chứng khoán. Mục tiêu hoạt động của sở giao dịch chứng khoán Hà Nội là tổ chức vận hành thị trường giao dịch chứng khoán công bằng, minh bạch, hiệu quả đông thời phát triển hạ tầng cơ sở và các sản phẩm mới phục vụ cho thị trường chứng khoán, tăng cường thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, thể hiện vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo và đẹm lại lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư và các doanh nghiệp tham gia thị trường.

Với những đóng góp và thành tích hoạt động của mình, sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng nhì vào năm 2010.

Chỉ số thị trường chứng khoán của Việt Nam gồm một số mã chứng khoán được giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được gọi là HNX-Index . HNX-Index là một chỉ số thị trường chứng khoán của Việt Nam bao gồm một số mã chứng khoán được giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. 

*Biên độ giao dịch của sản HNX là cộng/trừ 10% so với giá đóng cửa của phiên hôm trước và giá đóng cửa được xác định bằng giá tại phiên atc 15 phút cuối giờ(14h30 – 14h45)

         Upcom (Tên viết tắt tiếng anh Unlisted Public Company Market) là tên gọi của thị trường giao dịch chứng khoán của  công ty đại chúng chưa được niêm yết được tổ chức tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Thị trường UpCom được xây dựng dựa trên nhu cầu phát triển thị trường chứng khoán việt nam , đem lại quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích nhà đầu tư. Sự ra đời của thị trường UPCOM đã góp phần thúc đẩy quá trình tham gia thị trường do Nhà nước quản lý của các công ty đại chúng. Sau khi Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) tập trung triển khai nghiệp vụ đăng ký lưu ký chứng khoán cho các công ty đại chúng và thị trường UPCOM đi vào hoạt động, nhiều công ty đã lựa chọn phương án đăng ký giao dịch sau khi đăng ký lưu ký chứng khoán.

Hiện nay, hàng hóa trên thị trường UPCOM bao gồm nhiều cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi của công ty đại chúng không niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán. Để có thể đăng ký giao dịch trên thị trường UPCOM, ngoài tiêu chí phải là chứng khoán của công ty đại chúng không niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán, chứng khoán đó đã phải được  đăng ký lưu ký  tại trung tâm lưu ký.

*Biên độ giao dịch của sản Upcom là cộng/trừ 15% so với giá đóng cửa của phiên hôm trước và giá đóng cửa được xác định bằng giá trung bình của cả phiên giao dịch.

 Lợi ích của nhà đầu tư khi tham gia giao dịch trên thị trường UPCOM

  •       Các giao dịch, thanh toán chứng khoán được thực hiện trên một hệ thống tập trung, có quản lý nên quyền lợi của nhà đầu tư được bảo vệ bởi các quy định của pháp luật giống như sàn HOSEHNX
  •     Thông tin về giao dịch chứng khoán và thông tin về công ty đại chúng  đăng ký giao dịch được tổng hợp và công bố công khai, minh bạch trên các phương tiện công bố thông tin của sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và các công ty chứng khoán. Do đó, nhà đầu tư có thể tiếp cận dễ dàng với các thông tin này để có thể đưa ra các quyết định đầu tư một cách chính xác;
  •      Thông qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và mạng lưới công ty chứng khoán thành viên, nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn đối tác giao dịch mua và bán chứng khoán thông qua phương thức giao dịch thỏa thuận trên khớp lệnh liên tục trên sàn chứng khoán.

WEBSITE Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội : https://www.hnx.vn/vi-vn/

 

Tìm hiểu HOSE là gì VN-Index

HOSE là viết tắt tên của Sở Giao Dịch Chứng Khoán thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào 07/2000 là một đơn vị trực thuộc ủy ban chứng khoán nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam. Chỉ số giá cổ phiếu trong phiên giao dịch của tất cả các công ty niêm yết tại HOSE  được gọi chung là chỉ số VN-Index. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà Nước với số vốn điều lệ 1000 tỷ đồng. Cũng giống như các sở giao dịch chứng khoán trên thế giới hiện nay thường hoạt động dưới dạng công ty cổ phần.

Chức năng của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)

  •               Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh  cũng là một thể chế chính thức mà thông qua đó trái phiếu chính phủ mới được phát hành và HOSE có chức năng như một thị trường thứ cấp cho một số phát hành trái phiếu hiện hữu. Tất cả các chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam là bằng đồng Việt Nam (VNĐ).
  •                 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước , chính thức thành lập năm 1996, chịu trách nhiệm đối với việc phát triển thị trường vốn và cấp giấy phép niêm yết chứng khoán cho các công ty và giấy phép hoạt động cho các công ty chứng khoán, ban hành các quy định. Để được niêm yết, một công ty phải có lãi liên tục trong 2 năm, có vốn điều lệ ít nhất 5 tỷ đồng và có tối thiểu 50 cổ đông ngoài công ty, nắm giữ tối thiểu là 20% cổ phiếu. Các công ty liên doanh với nước ngoài về mặt kỹ thuật thì đủ tư cách niêm yết, nhưng để được niêm yết trên sàn, các công ty này phải được tổ chức lại thành công ty cổ phần. Các công ty muốn được niêm yết thì phải được một công ty kiểm toán độc lập, được chấp thuận thực hiện kiểm toán và công khai báo cái tài chính cũng như bản cáo bạch bốn lần theo bốn quý trong năm.
  •             Cơ chế giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là một hệ thống đặt-khớp lệnh tự động. Năng lực của hệ thống trước đây là khoảng 300.000 lệnh trong mỗi ngày. Giá chứng khoán giao dịch bị giới hạn biên độ thay đổi hàng ngày là cộng/trừ 7% so với giá đóng cửa ngày hôm trước. Riêng trong ngày niêm yết đầu tiên của một cổ phiếu, chỉ thực hiện một đợt khớp lệnh, giá giao dịch được thực hiện với biên độ cộng-trừ 20%.

*Tính đến hết tháng 2/2023, trên sàn HOSE có khoảng 510 mã chứng khoán niêm yết với trên 140,97 tỷ cổ phiếu; giá trị vốn hóa đạt hơn 4,08 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 94,14% tổng giá trị vốn hóa niêm yết toàn thị trường chứng khoán Việt Nam và tương đương 43% GDP năm 2022. Có 36 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, trong đó Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Mã chứng khoán VCB) vẫn là doanh nghiệp duy nhất có vốn hóa trên 10 tỷ USD. Biên độ giao dịch cố phiếu trên sàn Hose là +/-7% trong một phiên giao dịch và giá đóng cửa được xác định bằng giá tại phiên atc của 15 phút giao dịch cuối cùng (14h30-14h45).

WEBSITE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh: https://www.hsx.vn

 

Một số bước cơ bản để bắt đầu đầu tư chứng khoán

Đầu tư chứng khoán là một hoạt động đầu tư rủi ro, nhưng nếu được thực hiện đúng cách, nó có thể mang lại lợi nhuận cao. Dưới đây là một số bước cơ bản để bắt đầu đầu tư chứng khoán:

1. Tìm hiểu về chứng khoán: Trước khi bắt đầu đầu tư, bạn cần hiểu rõ về chứng khoán và cách thức hoạt động của thị trường chứng khoán. Bạn có thể tìm hiểu thông tin này từ các nguồn trực tuyến, sách vở hoặc các khóa học đầu tư chứng khoán.

2. Xác định mục tiêu đầu tư: Bạn cần xác định mục tiêu đầu tư của mình, bao gồm thời gian đầu tư, mức độ rủi ro và lợi nhuận mong muốn. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn các loại chứng khoán phù hợp với mục tiêu đầu tư của mình.

3. Tìm kiếm thông tin về các công ty: Trước khi đầu tư vào một công ty, bạn cần tìm hiểu thông tin về công ty đó, bao gồm lịch sử, tài chính và kế hoạch phát triển. Bạn có thể tìm kiếm thông tin này từ các trang web tài chính hoặc các báo cáo tài chính của công ty.

4. Lựa chọn các loại chứng khoán: Có nhiều loại chứng khoán khác nhau, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và quỹ đầu tư. Bạn cần lựa chọn các loại chứng khoán phù hợp với mục tiêu đầu tư của mình.

5. Điều chỉnh danh mục đầu tư: Bạn cần thường xuyên điều chỉnh danh mục đầu tư của mình để đảm bảo rằng nó phù hợp với mục tiêu đầu tư của mình và thị trường chứng khoán hiện tại.

6. Theo dõi thị trường chứng khoán: Bạn cần theo dõi thị trường chứng khoán để đưa ra quyết định đầu tư chính xác. Bạn có thể sử dụng các công cụ theo dõi thị trường chứng khoán trực tuyến để cập nhật thông tin mới nhất.

7. Điều chỉnh chiến lược đầu tư: Nếu chiến lược đầu tư của bạn không đạt được kết quả như mong đợi, bạn cần điều chỉnh lại chiến lược đầu tư của mình để đảm bảo rằng nó phù hợp với mục tiêu đầu tư của mình.

Những bước trên đây là những bước cơ bản để bắt đầu đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, đầu tư chứng khoán là một hoạt động đầu tư rủi ro, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định đầu tư.